Dù kinh doanh nhiếp ảnh hay kinh doanh bất cứ ngành nghề nào khác chúng ta cũng cần phải đầu tư và trang bị cho những kiến thức kinh doanh. Đặc biệt là khi kinh doanh nhiếp ảnh. Vì 90% các chủ studio đi lên từ nghề, mặc dù kiến thức chụp ảnh rất giỏi nhưng kiến thức kinh doanh còn rất hạn chế. Vì vậy bạn phải liên tục cập nhật kiến thức để duy trì công việc kinh doanh của mình. Dưới đây là một số điều bạn cần biết khi kinh doanh nhiếp ảnh:
1. Những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh nhiếp ảnh
- Kiến thức: Khi kinh doanh studio chụp ảnh, điều quan trọng không phải là bạn biết chụp ảnh hay không. Điều quan trọng là kiến thức kinh doanh của bạn tới đâu, có đủ để vận hành studio hoạt động tốt không. Chính vì thế bên cạnh kiến thức chụp, làm nghề bạn còn phải tìm tòi và học hỏi kiến thức về kinh doanh để quản lý studio của mình tốt hơn.
- Nhân sự: Khi đã kinh doanh thì xác định số lượng khách hàng không thể nào một hai khách được. Chính vì thế muốn phục vụ khách tốt, nhận nhiều show thì bạn phải có đội ngũ nhân sự vững chắc. Phải xác định được nhân sự lấy ở đâu? Bao nhiêu người? Thời gian một người chụp một bộ ảnh/photoshop/makeup là bao lâu để có chính sách tuyển và dùng hợp lý.
- Chi phí mở studio chụp ảnh: Thống kê các loại chi phí cần có để mở, duy trì và vận hành studio. Liệt kê càng chi tiết, rõ ràng càng dễ dàng. Nhất trong việc đầu tư chi phí và tính được bao nhiêu để thu về lợi nhuận. Bước ra kinh doanh là con số phải rõ ràng, chính xác, không làm theo cảm tính được. (Chi tiết các loại chi phí cơ bản xem bên dưới)
2. Lập kế hoạch kinh doanh nhiếp ảnh như thế nào?
9 yếu tố quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh studio bao gồm:
- Xác định sản phẩm dịch vụ và giá trị cung cấp
- Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
- Quảng bá và làm marketing qua các phương tiện truyền thông nào?
- Làm thế nào để kết nối được với khách hàng?
- Doanh thu chính từ nguồn nào?
- Các đơn vị hợp tác chính
- Hoạt động chính của studio
- Các nguồn lực chính của studio
- Chi phí mở studio?
3. Chi phí mở studio chụp ảnh
Tuỳ theo nguồn lực, mục tiêu kinh doanh và vị trí địa lý của từng studio mà chi phí sẽ khác nhau. hính vì thế sẽ không có con số chính xác và cố định cho bất cứ studio. Dưới đây là một số loại chi phí bạn có thể tham khảo và liệt kê phù hợp với nguồn lực studio của mình:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí trang thiết bị cho studio
- Chi phí thuê nhân viên
- Chi phí phòng tránh rủi ro khi mở studio
- Chi phí sinh hoạt studio: điện, nước, internet,…
- Chi phí sản xuất một bộ ảnh
- Chi phí phát sinh khác,…
Bạn có thể dựa vào các khoản liệt kê trên để nêu ra con số cụ thể cho kế hoạch mở studio của mình.
>>> Xem thêm: Doanh thu và chi phí trong studio
4. Những rủi ro thường gặp khi mở studio
Một sai lầm của các chủ studio đó là không có dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra. Dẫn đến hậu quả khó lường.
- Về nhân sự: vào mùa bão show các studio thường gặp tình trạng thiếu thợ chụp, thiếu makeup nên dẫn đến tình trạng không dám nhận show, ảnh hưởng đến doanh thu. Vì vào mùa thì đa số các freelancer cũng bận rộn.
- Không có chi phí dự phòng: Biểu hiện rõ nhất đó là giai đoạn covid vừa rồi, hàng loạt studio phải đóng cửa vì thiếu chi phí vận hành và duy trì studio. Không đủ tiền trả cho nhân viên, không đủ tiền trả tiền mặt bằng,… Trong khi đó, các studio vượt qua được thời gian này lại đứng vững và ngày càng đông khách. Do đó, chi phí dự phòng rất quan trọng, không chỉ kinh doanh studio mà kinh doanh bất cứ ngành nghề gì cũng vậy, phải có quỹ dự phòng để phòng ngừa các tình huống rủi ro bất ngờ.
Bên cạnh đó việc không có kiến thức kinh doanh cũng là một rủi ro đối với studio, khi không biết vận hành, quản lý và tìm kiếm khách hàng như thế nào.