Kinh nghiệm khởi nghiệp chụp ảnh cho người mới bắt đầu

1. Vì sao nên lựa chọn khởi nghiệp chụp ảnh?

Xu hướng giới trẻ ngày nay có dấu hiệu chán ngán những công việc văn phòng và bắt đầu bước chân vào con đường kinh doanh, làm việc dựa trên đam mê của mình rất nhiều. Trong đó khởi nghiệp chụp ảnh là một ngành không thể không nhắc đến.

Ngày nay các freelancer về chụp ảnh phải nói đến nhiều vô kể. Đặc biệt là ở độ tuổi gen Z các bạn đam mê chụp ảnh sống ảo vô cùng. Không những ở giới trẻ mà ngay cả ở độ tuổi trung niên cũng không kém cạnh. Nhu cầu về hình ảnh của thị trường ngày càng cao khi internet phát triển. Mọi thứ đều online và rất cần những hình ảnh để truyền thông.

2. Khởi nghiệp chụp ảnh cần gì?

– Kiến thức:

Muốn bước ra kinh doanh nhất định phải có kiến thức. Dù là kiến thức nghề hay kiến thức kinh doanh thì cũng phải trang bị đầy đủ. Chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc và có phong cách chụp riêng cho studio của mình. (cho phép sáng tạo trong phạm vi nhất định). Mình phải tạo sự khác biệt với những studio khác. Đi học nâng cao tay nghề để cho ra những bộ ảnh chất lượng nhất. 

Bên cạnh đó, học thêm kiến thức kinh doanh để vận hành và quản lý studio. Đây là điều cực kỳ quan trọng khi bước chân vào con đường kinh doanh. Nếu chỉ có kiến thức chụp ảnh thôi bạn sẽ tạo ra những bộ ảnh đẹp chứ chưa hẳn sẽ có khách hàng. Nhưng nếu có kiến thức kinh doanh nhất định bạn sẽ bán được hàng, bán được concept chụp của mình. 

Ngoài ra kiến thức về quản lý nhân sự, về tuyển dụng, các chiến lược giúp phát triển studio,… iện nay có rất nhiều người dạy về kinh doanh studio.

– Chi phí mở studio chụp ảnh:

Hiện nay nếu như muốn mở một studio bài bản ít nhất 500 triệu. Đây chỉ là con số cơ bản, còn tùy thuộc vào quy mô studio bạn muốn mở. Cần xác định:

  • Vốn bao nhiêu? Vốn ở đâu? 
  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng
  • Lương nhân viên
  • Tiền để vận hành studio
  • Đầu tư phim trường, bối cảnh,…

Rất rất nhiều chi phí khác phát sinh xoay quanh studio. Lời khuyên ở đây là bạn nên có một chuyên gia trong lĩnh vực hướng dẫn. Để tối ưu nhất chi phí có thể hoặc tham khảo ý kiến của các studio lâu năm trong cùng lĩnh vực. 

– Nhân sự:

Phải chuẩn bị sẵn nguồn lực nhân sự để phân chia công việc và bắt tay vào làm ngay. Xác định cần bao nhiêu nhân sự để làm ra một bộ ảnh? Trong thời gian bao lâu? … Để có kế hoạch tuyển và sử dụng cho phù hợp. 

>>> Xem thêm: Lập kế hoạch kinh doanh studio chụp ảnh cho người mới bắt đầu

3. Kinh nghiệm mở studio chụp ảnh thành công

– Thông thường trước khi khởi nghiệp chụp ảnh, nhiều người họ đã đi làm cho các studio với vai trò học viên, nhân viên hoặc phụ việc để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm trước khi bước ra làm riêng. 

– Phải lập kế hoạch mở studio chụp ảnh bài bản. Một bản kế hoạch đúng và hoàn chỉnh sẽ tóm tắt được 9 yếu tố cần có cho một mô hình khởi nghiệp chụp ảnh. 

– Cần phải khảo sát thị trường trước khi mở studio. Xác định khu vực mở? Khách hàng là ai? Kinh doanh lĩnh vực nào, trong tầm 20 km có bao nhiêu studio cùng lĩnh vực? Xác định lợi thế cạnh tranh và đặc điểm, phong cách riêng của studio so với đối thủ cạnh tranh. 

– Cần phải chuẩn bị quy trình cho studio và cho từng bộ phận. Khi có nhân sự chỉ cần áp dụng quy trình vào đào tạo nhân viên và vận hành sẽ tối ưu được chi phí, thời gian và nâng cao hiệu suất của studio.

– Xây dựng cửa hàng online thật hoành tráng. Hiện nay số lượng người sử dụng internet ngày càng nhiều, muốn truyền thông nhanh bắt buộc bạn phải có mặt trên các nền tảng. Nếu chỉ dừng lại ở khách xung quanh địa phương thì không bao giờ bùng nổ doanh số được

Khởi nghiệp chụp ảnh cho người mới bắt đầu
Khởi nghiệp chụp ảnh cho người mới bắt đầu
Đào tạo bán hàng thành công studio – Hoàng Minh Hoá

4. Những điều cần lưu ý khi mở studio chụp ảnh

– Chi phí phòng tránh rủi ro. Điển hình là đợt covid vừa rồi, nếu không có chi phí dự phòng thì studio của bạn có phải phá sản không? Phải luôn duy trì và có riêng một phần chi phí để phòng tránh các rủi ro xảy ra bất ngờ. 

>>> Xem thêm: 03 rủi ro khi mở studio và cách khắc phục  

– Phát triển theo từng cấp độ phát triển của studio. Dựa vào 5 cấp độ phát triển của một studio để biết studio mình đang trong giai đoạn nào và cần đưa ra chính sách gì cho phù hợp với từng giai đoạn. 

Scroll to Top